Máy Tính Không Vào Được Mạng Và Cách Khắc Phục

Ngày cập nhật: 04/07/2024

Máy tính không vào được mạng là tình trạng không hiếm gặp. Tuy vậy không phải ai cũng biết nguyên nhân đến từ đâu và cách xử lý như thế nào là tối ưu nhất.

Máy tính không vào được mạng và cách khắc phục.
Máy tính không vào được mạng và cách khắc phục.

Định nghĩa lỗi máy tính không vào được mạng

Khi máy tính mắc lỗi không vào được mạng, người dùng sẽ không thể truy cập vào bất cứ trang web hoặc ứng dụng nào.

Nếu công việc của bạn đòi hỏi kết nối liên tục với mạng, việc mất kết nối internet sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy người dùng cần nắm được cơ bản nguyên nhân máy tính không vào được mạng và cách khắc phục tương ứng.

Nguyên nhân của tình trạng máy tính không vào được mạng

Máy tính không vào được mạng gây nhiều bất tiện cho người dùng trong quá trình làm việc cũng như giải trí. Máy tính có mạng LAN và WAN nhưng lại không thể kết nối được internet. Itdolozi sẽ nêu một số nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề này:

Card mạng ở trạng thái Disable

Khi gặp lỗi này, bạn sẽ thấy ở bên phía dưới cùng bên góc phải màn hình có dấu X màu đỏ báo tín hiệu lỗi. Đồng thời ở trên thanh công cụ sẽ hiển thị rõ trạng thái “disable”, no connection are available”.

Lỗi gán sai IP tĩnh hoặc trùng IP

Hiệu suất và tốc độ mạng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu địa chỉ IP bị trùng với thiết bị khác trong cùng mạng LAN. Do các thiết bị cạnh tranh nhau để truy cập nguồn internet thì chắc chắn sẽ gặp lỗi kết nối đồng thời giảm chậm tốc độ mạng.

Dáp kết nối giữa modem và máy tính chưa được cắm

Khi bạn thấy xuất hiện dấu gạch chéo màu đỏ trên biểu tượng mạng ở dưới màn hình thì đây là dấu hiệu của việc bạn chưa cắm cáp kết nối giữa modem và máy tính. Cũng có thể do dây kết nối đã bị hỏng. Bạn hãy xem xét kỹ tình hình trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục nhé.

Do sử dụng fake IP hoặc VPN

Fake IP có thể giúp người sử dụng giấu được địa chỉ IP thật của mình, tránh được sự tấn công của hacker. Tuy vậy nếu dùng công cụ fake có độ bảo mật thấp thì sẽ bị hack ngược lại và thậm chí là lộ thông tin cá nhân và tài khoản thanh toán trực tuyến.

Đây cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý khi máy tính của bạn không vào được mạng.

Driver mạng wifi chưa được cài đặt trong máy tính

Driver Wifi trên máy tính là công cụ giúp cho máy tính có thể kết nối được với mạng Wifi. Bạn hãy kiểm tra xem laptop của mình đã được cài đặt phần mềm này chưa. Còn nếu đã cài đặt thì kiểm tra xem chúng có đang gặp sự cố gì không. Từ đó sẽ đưa ra được giải pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Máy tính không vào được mạng do bị nhiễm virus

Máy tính không vào được mạng do virus có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc sử dụng. Virus gây lỗi cho hệ điều hành cùng nhiều phần mềm khác. Những điều này cũng sẽ khiến cho máy tính của bạn bị ảnh hưởng trong việc kết nối wifi.

Lỗi do Router Wifi gặp sự cố

Router bị treo, bị nóng hay đã cũ do lỗi cấu hình cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc truy cập internet. Dấu hiệu đơn giản để dễ nhận biết nhất là khi bị treo, đèn LED Nguồn và WPS của router sẽ bật sáng.

Nguyên nhân máy tính không vào được mạng
Nguyên nhân.

Giải pháp nào cho người dùng khi máy tính không vào được mạng?

Máy tính không vào được mạng là lỗi phổ biến thường gặp. Nhưng thật sự không phải ai cũng biết cách khắc phục nào vừa nhanh chóng lại hiệu quả và chính xác. Những cách thức mà Itdolozi nêu dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

Xem thêm: Win 10 Không Vào Được Mạng – Nguyên Nhân & Giải Pháp

Kiểm tra lại địa chỉ IP khi máy tính không vào được mạng

Thiết lập cấu hình IP tự động hoặc kiểm tra xem địa chỉ IP có được gán đúng không. Để làm mới địa chỉ IP, bạn có thể thử cách sau:

– Mở Command Prompt với quyền quản trị (chọn “Run as administrator”).

– Gõ lệnh ipconfig/release và nhấn enter. Lệnh này sẽ giúp giải phóng địa chỉ IP hiện tại của bạn.

– Sau đó, gõ lệnh ipconfig/renew để yêu cầu cung cấp một địa chỉ IP mới cho người dùng. Lệnh này sẽ cố gắng lấy một địa chỉ IP mới từ router/modem của bạn.

Gán địa chỉ IP tĩnh cho mạng

Để gán địa chỉ IP tĩnh cho mạng của mình, bạn thực hiện các bước sau đây:

– Mở Control Panel và chọn “Network and Sharing Center”.

– Tick chọn chính xác kết nối mạng bạn đang sử dụng. Nhấn vào “Properties”.

– Tiếp đến là tick chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)”, sau đó là nhấn vào “Properties”.

– Chọn “Use the following IP address” và điền vào ô trống với địa chỉ IP tĩnh bạn muốn gán cho máy tính.

– Điền subnet mask và default gateway (địa chỉ IP của router).

– Nếu bạn muốn sử dụng DNS cụ thể, bạn có thể nhập địa chỉ DNS ở phần tương ứng.

Quét virus khi máy tính không vào được mạng

Trước hết bạn nên cài đặt phần mềm diệt virus và cho quét toàn bộ hệ thống. Gợi ý cho bạn một số phần mềm diệt virus an toàn và uy tín hiện nay: Avast, AVG, Bitdefender, Norton, Kaspersky…

Ngoài ra còn có nhiều dịch vụ quét virus trực tuyến miễn phí như ESET Online Scanner, Trend Micro HouseCall. Truy cập trang web của họ và lần lượt thực hiện quét trực tuyến theo các bước hướng dẫn.

Kiểm tra và xóa các phần mềm độc hại

Trước hết bạn mở Task Manager (Ctrl + Shift + Esc hoặc Ctrl + Alt + Del và chọn Task Manager). Nếu cảm thấy phần mềm nào đáng ngờ bởi tốn nhiều tài nguyên mà không rõ nguyên nhân thì tốt hơn hết là bạn nên xóa chúng.

Trình duyệt web của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các tiện ích mở rộng gây hại cho máy tính. Kiểm tra và xóa bất kỳ tiện ích mở rộng nào không cần thiết.

Ngoài ra bạn cũng nên cập nhật hệ điều hành thường xuyên để tránh những lỗ hổng bảo mật của bản cũ.

Cập nhật lại Wireless Network Adapter Driver

Đầu tiên bạn mở “Device Manager” bằng cách nhấn Win + X và chọn “Device Manager”. Trong “Device Manager”, tìm và mở rộng mục “Network adapters”.

Tìm thiết bị mạng không dây trong danh sách. Thông thường thì tên của nó sẽ bao gồm từ như “Wireless”, “Wifi”, hoặc tên của nhà sản xuất.

Bạn nhấn chuột phải vào thiết bị mạng không dây và tick chọn “Update driver”. Chọn “Search automatically for updated driver software”. Khi đó hệ thống sẽ tự động tìm và cài đặt driver mới cho bạn nếu có.

Nếu quá trình tìm kiếm tự động không tìm thấy driver mới, bạn có thể truy cập vào trang web của nhà sản xuất thiết bị mạng không dây để tải về bản driver mới nhất.

Bạn cũng có thể áp dụng các công cụ quản lý driver bên thứ ba như Driver Booster, Snappy Driver Installer, hoặc Driver Talent để tự động cập nhật các driver hiện có trên hệ thống.

Sau khi cập nhật driver, nên khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.

Cách khắc phục.
Cách khắc phục.

Tổng kết

Trên đây là thông tin về lỗi máy tính không vào được mạng giúp bạn hiểu thêm về lỗi cũng như cách khắc phục nhanh chóng. Nếu máy tính của bạn có vấn đề về lỗi đừng quên tìm đến Itdolozi để được tư vấn hỗ trợ nhé.

Thông tin liên hệ

➡️ Hotline: 0975877798

➡️ Booking: Đặt Lịch Ngay

➡️ Facebook: Nhấn Chat Ngay

➡️ Email: Liên Hệ Ngay

➡️ Website: Nhấn Xem Ngay

➡️ Địa Chỉ: IT Dolozi cung cấp dịch vụ sửa chữa Tại Nhà

Video Giới Thiệu

 
Đánh giá post
logo iT Dolozi
Dịch Vụ Máy Tính, Máy In, Macbook, Mạng LAN at iT Dolozi | Website

Dolozi được thành lập vào tháng 11 năm 2012. Dolozi lúc đó là cửa hàng sửa chữa buôn bán nhỏ. Qua nhiều năm Dolozi phát triển thành Dolozi Service và Dolozi Store sau đó thành lập Công ty TNHH Dolozi. Chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa Máy tính, sửa chữa Máy in, sửa chữa MacBook Thi công mạng và Lắp đặt Camera. Chúng tôi luôn phấn đấu và nỗ lực không ngừng, để đem đến cho người sử dụng dịch vụ có những trải nghiệm tốt nhất. Dolozi hội tụ những chuyên viên kỹ thuật có tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm tại TP.HCM. Chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ “Uy tín » Chất lượng » Chuyên nghiệp » Giá cả phải chăng”.

Zalo Zalo chat Chat Messenger Messenger Tạo Cuộc Hẹn Đặt lịch Gọi Điện Ngay Gọi ngay